Tại sao nên chọn kỹ thuật in kỹ thuật số

Sự ra đời công nghệ in kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích to lớn trong cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, in kỹ thuật số đang ngày càng chiếm thị trường so với in offset truyền thống.

Lý do bạn nên chọn kỹ thuật in kỹ thuật số

Trong vài năm trở lại đây, in kỹ thuật số đang là một trong những xu hướng hàng đầu mà các doanh nghiệp lựa chọn, bởi những ưu điểm nổi trội mà nó mang lại cho lĩnh vực in ấn. So với những công nghệ in ấn truyền thống thì in kỹ thuật số có nhiều ưu điểm nổi trội hơn, với những lợi thế mà nó mang lại. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên chọn in kỹ thuật số:

In kỹ thuật số, là công nghệ in sử dụng công nghệ số digital trong việc ghi chép, lưu trữ và tái tạo bản in, các chi tiết của tấm ảnh được biểu đạt bằng số hóa, nhờ đó có thể tạo ra các bản in trung thực như bản gốc không kém gì phương pháp in offset truyền thống.

Cho phép in ấn theo yêu cầu, có thể sửa đổi hình ảnh khi in: Khi in ấn bằng công nghệ in kỹ thuật số, hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy in kỹ thuật số, cho phép bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bản in ngay trên máy in. Các thiết kế quảng cáo, tranh, ảnh, card visit, catalogue… trên máy vi tính có thể sửa chữa một cách dễ dàng theo yêu cầu.

Quay vòng ngắn hơn, thời gian in ấn nhanh hơn: Máy in kỹ thuật số ứng dụng công nghệ in ấn hiện đại nhất hiện nay, cho sản phẩm của bạn được in một cách nhanh chóng chỉ sau vài phút.

Kỹ thuật in ấn linh hoạt, có thể in trên nhiều loại giấy khác nhau: Vật liệu để in có nhiều lựa chọn hơn do in không tiếp xúc, mực in ở đây là mực khô, vì vậy vật liệu in không chỉ là giấy, mà hiện nay có thể in trên các loại giấy mỏng, lụa, bạt hiflex, vật liệu cứng như sứ, đá, in trên áo, mũ, cốc….với nhiều kính thước khác nhau đều được.

Công nghệ in kỹ thuật số ra đời cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn, có thể dể dàng chỉnh sửa bản thiết kế, bản in, những mẫu quảng cáo trước khi in, thời gian in nhanh gọn, nhiều lựa chọn in ấn ở nhiều chất liệu, khổ in theo các nhu cầu khác nhau.

Sản phẩm từ công nghệ in kỹ thuật số cũng rất đa dạng. Có thể in card visit, in bao thư, in catalogue, in túi giấy, in tờ rơi… Ngoài ra việc các sản phẩm từ in kỹ thuật số có thể kết hợp với các kỹ thuật in truyền thống như in ép kim, dập nổi, in UV….

In ấn trực tiếp, bỏ qua các khâu trung gian: vì máy in kỹ thuật số, mẫu thiết kế được đưa thẳng vào máy in và in ra, nên có thể bỏ qua các bước chế bản, bình bản, tiết kiệm thêm nhiều thời gian in ấn.

Tiết kiệm chi phí in ấn: với công nghệ in kỹ thuật số, bạn có thể in với số lượng nhiều, nhanh chóng, không tốn nhiều công sức thời gian và chi phí.

Giúp các nhà thiết kế có thêm nhiều lựa chọn chất nền in do in không tiếp xúc

Loại bỏ sự biến dạng hình ảnh trong quá trình in.

Có thể in ấn với số lượng từ thấp (1 sản phẩm) đến số lượng lớn (vài trăm, vài ngàn sản phẩm

>> Xem thêm: In Kỹ Thuật Số là gì?

Những công đoạn hoàn tất sản phẩm in ấn

Để có được một sản phẩm in hoàn hảo như sách báo, in catalogue, tờ rơi,... thì khâu thiết kế và in ấn đẹp chưa phải là đã kết thúc. Sản phẩm sau khi in chỉ là dạng bán thành phẩm, sau đó còn phải qua một số công đoạn hoàn thiện khác để ra được sản phẩm hoành chỉnh, công việc đó gọi là công đoạn sau in – postpress, hay thường gọi là thành phẩm. Dưới đây là những công đoạn hoàn tất sản phẩm in ấn, hãy cùng theo dõi nhé.

1/ Cắt xén

Công việc này nhằm đưa sản phẩm về đúng kích thước thành phẩm hoặc tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Vì hầu hết các sản phẩm in đều phải trải qua công đoạn này. Thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt, còn đối với sản phẩm là sách thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Trong khi sản phẩm ở giai đoạn thiết kế, bạn cần tính đến là 3-5mm để chừa xén thích hợp.

2/ Cán màng

Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán hoặc ép lên bề mặt tờ in khoảng 1 hoặc 2 mặt), công việc này nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Cán màng có 2 dạng cán màng là cán mờ và cán bóng.

Cán màng thường được sử dụng đối với các sản phẩm như: namecard, brochure, bìa sách, nhãn hàng, hộp giấy, bìa catalogue, leaftlet. Lưu ý, một chú ý khi sản phẩm có cán màng là màu sắc sau khi cán sẽ đậm và tối hơn, vì vậy khi thiết kế catalogue và canh màu cần chú ý để sản phẩm in không bị lỗi.

3/ Cán gân

Tờ in sau khi đi qua máy cán gân với bộ phận chính là 2 trục kim loại và một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, sau đó chúng làm biến dạng và tạo ra các hoa văn. Bạn có thể kết hợp cán màng và cán gân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Những hiệu ứng này thường thấy sử dụng khi in bìa tập học trò,  các bìa sách hoặc thiệp mừng.

4/ Tráng phủ

Tráng phủ là phủ lên bề mặt tờ in một lớp vecni nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in tránh bị trầy xước. Có các loại tráng phủ sau:

Phủ lắc: là sử dụng mực lắc trong, thực hiện trên máy offset thông thường.

Phủ UV: dùng vecni UV để thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Vecni UV có thể tạo được nhiều hiệu ứng rất tuyệt vời như: bóng, bề mặt cát, nổi,... Phủ UV có 2 kiểu là phủ UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và phủ UV từng phần (chỉ tráng phủ lên những chi tiết cần thiết).

5/ Ép nhũ hay còn gọi là ép kim

Ép nhũ là hình thức trang trí bề mặt sản phẩm in theo cách dán ép lên bề mặt tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc các màu sắc khác. Thường được sử dụng trong in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật, name card…

6/ Ép chìm nổi

Là cách tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm/dương. Cách in này thường dùng cho bìa sách, thiết kế catalogue, folder hay hộp sản phẩm.

7/ Cán bế

Các sản phẩm có hình dạng phức tạp thì không thể cắt rời bằng máy cắt mà phải dùng phương pháp cấn bế, công đoạn này còn giúp tạo ra các vạch gấp trên sản phẩm như  hộp giấy, bao thư, folder..

8/ Gấp, dán

Gấp là một công đoạn khi in sách báo, in catalogue, tờ gấp. Các loại giấy dày cần phải cấn tạo vạch gấp trước khi gấp thủ công. Còn các loại sách hoặc tạp chí do số lượng lớn nên thường sử dụng máy gấp, dán.

9/ Đóng kim

Đây cũng là công đoạn cần thiết cho các sản phẩm in ấn hiện nay trên thị trường.

10/ Bắt cuốn

Là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách, nếu số lượng ít thì dùng tay, còn số lượng nhiều thì nên dùng máy bắt cuốn thông dụng.

Hướng dẫn cách xuất file để in chất lượng và đẹp

Nếu bạn sinh viên lần đầu đi in ấn, hay những khách hàng lần đầu hay chưa biết cách xuất file in đúng cách, đối với những phần mềm chuyên thiết kế như corel, photoshop, illustrator… . phần tiếp theo này chỉ thuần về những vấn đề cơ bản khi xuất file để đi in ấn, chứ không hướng dẫn chi tiết, vì phần mềm thiết kế hiện nay rất đa dạng.

1/  Xuất ra file PDF.

Các bạn nên xuất file PDF thay vì file hoặc file gốc. Nếu bạn không phải người chuyên nghiệp trong việc thiết kế in ấn, thì tốt nhất nên xuất file PDF. Vì nó nhẹ, không bị lỗi font, mất hình, chạy chữ. Tại xưởng in, file vẫn in được rõ nét, đầy đủ nội dung dù file đó không chỉnh sửa được.

2/ Xuất file gốc  đúng cách

Nếu muốn đem file đến nhà in để chỉnh sửa, thêm thông tin thì xuất file PDF như trên không giải quyết được vấn đề. Để giải quyết vấn đề này bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi xuất file gốc.

Đính kèm font, nếu muốn chỉnh sửa nội dung thì bạn phải gởi kèm font cho chúng tôi để chỉnh sửa. Các bạn có thể copy tất cả các font đã được sử dụng trong file thiết kế vào thư mục và gửi kèm khi đưa file thiết kế. Chúng tôi có nhiều kháchin menu muốn tự mình thiết kế menu, nhưng muốn chúng tôi chỉnh sửa một số thông tin trên menu để đặc sắc hơn, nhưng lại mang file không có font đính kèm, như vậy rất mất công của họ. Vì thế bạn hãy lưu ý nhé.

Đính kèm link hình. Trong các phần mềm quản lý theo pixel như photoshop thì bạn không phải lo vấn đề này. Thế nhưng đối với những phần mềm quản lý theo vector như corel, AI… thì bạn nên chú ý vấn đề này. Cách khóa link hình như thế nào, bạn có thể tự search một cách đơn giản.

3/ Lưu ý khi thiết kế để in ấn

Tuy không liên quan đến việc xuất file in, nhưng chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề này, mong giúp quý khách có được những sản phẩm như ý.

Nên thiết kế trên hệ màu CMYK thay vì RGB. Vì các công nghệ in phổ biến hiện nay in kỹ thuật số và in offset đều sử dụng công nghệ in 4 màu, khi thiết kế với hệ 3 màu, màu sắc khi in sẽ bị lệch rất nhiều.

 Hạn chế sử dụng màu pha. Tốt nhất bạn nên sử dụng màu thuần, nếu nhất thiết kế phải sử dụng màu pha, thì cũng nên hạn chế. Vì màu pha càng nhiều thì độ lệch màu khi in ấn càng lớn. Đối với những sản phẩm in kỹ thuật số như: in menu, in thiệp mời, in voucher… chúng tôi có thể canh màu cho bạn, còn đối với những sản phẩm in ghép chúng tôi không thể can thiệp. Vì thế khi thiết kế nên hạn chế sử dụng màu pha nhé.

 

>> Xem thêm

Ý nghĩa của kỹ thuật in kỹ thuật số với ngành in

Thị trường ngành in kỹ thuật số Việt Nam

Những sản phẩm in nào nên chọn kỹ thuật in kỹ thuật số

So sánh kỹ thuật in kỹ thuật số với các kỹ thuật in khác

Ứng dụng của kỹ thuật in kỹ thuật số

Các bài viết liên qua đến Tại sao nên chọn kỹ thuật in kỹ thuật số