In offset là gì?
Công nghệ in offset là gì? In offset là kỹ thuật in sử dụng lực ép các tấm cao su (tấm offset) để in lên giấy, trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép từ tấm cao su này lên giấy.
In offset là công nghệ in gì? Nói dễ hiểu hơn thì công nghệ in offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm cao su (tấm offset) đã được lăn qua mực để in lên giấy, các lớp mực sẽ chồng từng lớp để tạo thành hình ảnh với màu sắc hoàn chỉnh.
Mực in offset là loại mực gì?
Mực in offset là hợp chất gồm các hạt pigment được trộn đều với những chất liệu liên kết (chất dẫn). Các hạt pigment giúp tạo màu phù hợp và quyết định mực in sẽ trong suốt hay đục.
Trong lớp mực in offset, chất dẫn phải được thay đổi trở nên một dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, độ ẩm cao, bền với nước để có thể kết dính các hạt pigment lên trên bề mặt của vật liệu in. Trong mực in offset sẽ không xảy ra hiện tượng như là tạo nhũ tương.
Mực in offset có rất nhiều loại với công thức mực khác nhau với tính chất khác nhau để phù hợp với nhiều mục đích in ấn trên các bề mặt vật liệu khác.
Thành phần mực in có thể khác nhau về độ trong suốt, độ bền sáng, độ bền nhiệt, độ bền với các chất tẩy rửa, hóa chất,...
Các ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset
Các ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset
Ưu điểm của công nghệ in offset
- Thành phẩm sau khi in cho hình ảnh chất lượng cao, rõ nét, màu sắc đẹp, hầu như không bị lem mờ, sạch hơn in trực tiếp từ ản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt giấy.
- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Có khả năng in ấn lên nhiều bề mặt, từ bề mặt in phẳng đến sần sùi như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám,...
- Bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Thời gian hoàn thành bản in nhanh, do đó có thể in với số lượng lớn
- Giúp tiết kiệm chi phí khi in với số lượng lớn, phù hợp in ấn thương mại.
Nhược điểm của công nghệ in offset
- Thời gian chuẩn bị trước khi in khá lâu
- Vì in số lượng lớn nên trước khi in bản thiết kế cần kiểm tra kỹ, vì nếu in xong phát hiện sai sót phải hủy số lượng lớn gây lãng phí.
- Khi in với số lượng in sẽ rất đắt vì tốn công sức và chi phí chuẩn bị khuôn mẫu.
Nguyên lý in offset
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn phải cùng phương với tờ in sẽ được in ra.
Quy trình in offset
Thứ tự quy trình thực hiện in offset sẽ như sau:
Bước 1: Thiết kế chế bản
Thiết kế chế bản là quá trình thiết kế file mềm của ấn phẩm trước khi in, file thiết kế cần đảm bảo chuẩn, các lỗi và yêu cầu của khách hàng được xử lý, thiết kế bố cục hài hòa về nội dung, hình ảnh, màu sắc để có được bản in offset chất lượng, tránh trường hợp bị lỗi hỏng.
Bước 2: Output Film
Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế thì bước tiếp theo là Output Film. Với những bản in có hình ảnh hoặc nhiều màu sắc thì sẽ sử dụng 4 tấm phim khác nhau tương ứng với bốn lớp màu CMYK, trong in offset
Từ 4 màu cơ bản của hệ màu CMYK thì khi kết hợp lại theo những thông số khác nhau sẽ tạo ra các màu cần thiết, đúng theo thiết kế. Và quá trình này được gọi là output 4 tấm film
Bước 3: Phơi bản kẽm
Sau khi đã có 4 tấm phim, thì tiếp theo là đem phơi từng tấm lên bản kẽm. Máy phơi kẽm sẽ chụp lại hình ảnh của từng tấm phim, sao chép và tái hiện lại nó lên từng bản kẽm.
Bước 4: In Offset
Sau khi hoàn thành thành bước trên, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, tùy vào kinh nghiệm của kỹ thuật viên họ sẽ bố trí thứ tự in phụ hợp. Công đoạn thực hiện cơ bản như sau:
- Chon 1 trong 4 bản kẽm để lắp vào quả lô máy in offset, tiếp đến chọn loại mực tương ứng với bản kẽm đã chọn để tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ dập phần tử in xuống tờ giấy in.
- Máy sẽ thực hiện cho đến khi in đủ số lượng cần thiết, sau đó kỹ thuật viên sẽ tháo bản kẽm ra và vệ sinh phần mực cũ thừa, lắp bản kẽm mới vào máy và cứ thực hiện lại quy trình cho đến hết tất cả 4 bản kẽm với 4 màu in, các màu này chồng lên nhau theo tỉ lệ chính xác sẽ cho bản in hoàn chỉnh.
Để đảm bảo không có lỗi sai sót khi in ấn, trong quá trình in kỹ thuật viên có thể chạy thử các bản nháp trước.
Bước 5: Gia công sau in
Sau khi in xong, khách hàng có thể chọn gia công sau in như: cán màng mờ giúp tạo bề mặt thành phẩm mịn và mềm; cán bóng giúp cho bề mặt bóng,..
Ứng dụng của in offset
Kỹ thuật in offset có thể ứng dụng trên các chất liệu khác nhau từ giấy couche, giấy ivory, giấy kraft, giấy mỹ thuật, giấy nhựa,... Do đó công nghệ in offset thường được sử dụng để in ấn các ấm phẩm sau:
- Ấn phẩm dành cho văn phòng: tiêu đề thư, kẹp file, name card, phong bì thư, thẻ nhân viên, hóa đơn, sổ bán hàng...
- Ấn phẩm bao bì: decal, brochure, in túi giấy, in hộp giấy...
- Ấn phẩm truyền thông, sự kiện: tờ rơi, flyer, brochure, tờ gấp, in catalogue, thư mời
- Ấn phẩm tết: lịch, lì xì, thiệp chúc mừng
CÁC CÔNG NGHỆ IN ẤN PHỔ BIẾN
- In UV là gì? Tất tần tật những điều cần biết về công nghệ in UV
- In lụa là gì? Ưu điểm, nhược điểm, ứng dụng của công nghệ in lụa
- In 3D là gì? Những điều cần biết về công nghệ in 3D
- In chuyển nhiệt là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về công nghệ in chuyển nhiệt
- In Flexo, in ống đồng là gì? So sánh In flexo và in offset, in ống đồng
- In phun là gì? Tất tần tật những điều cần biết về in phun
- In DTG là gì? Ưu, nhược điểm, quy trình và ứng dụng của in DTG
- In ảnh Polaroid là gì? Hướng dẫn cách tạo ảnh Polaroid để in đơn giản, dễ dàng
- In phản quang là gì? Những điều cần biết về in decal phản quang, in áo phản quang
- In laser màu là gì? Ứng dụng công nghệ in laser
- Chất liệu PP là gì ?
- Decal là gì?
- In Kỹ Thuật Số là gì?
- In tranh canvas là gì?
- In Hiflex là gì?